Mặc dù được sản xuất hàng loạt nhưng bánh mì công nghiệp vẫn đảm bảo chất lượng ổn định với lớp vỏ vàng ươm, giòn tan và ruột mềm không kém gì so với làm thủ công. Bí quyết ở đây chính là nhờ quy trình sản xuất hiện đại, hãy cùng FOENIX khám phá ngay để hiểu thêm về quy trình sản xuất bánh mì công nghiệp đạt chuẩn chất lượng nhé!
Quy trình sản xuất bánh mì chuyên nghiệp
Quy trình sản xuất bánh mì công nghiệp thường gồm các công đoạn sau:
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Để làm ra những mẻ bánh mì thơm ngon với số lượng lớn, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu gồm: Bột mì, men nở, nước lạnh, muối, đường, dầu ăn, bột vitamin C,… Một vài loại bánh mì cầu kỳ hơn có thể đi kèm với chà bông, xúc xích, hải sản, trứng,… Tùy vào từng loại bánh mì mà bạn có thể linh hoạt điều chỉnh nguyên liệu để sản xuất cho phù hợp nhất.
Bạn có thể tham khảo về định lượng nguyên liệu sản xuất bánh mì công nghiệp tiêu chuẩn chi tiết tại: Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 4: Bí quyết chọn nguyên liệu và công thức làm bánh mì ngon.
2. Trộn bột
Trong quá trình nhào trộn bột, bạn cần nhào bột với lực mạnh để làm giảm độ dính và tăng độ đàn hồi của bột. Nhờ đó thời gian lên men sẽ được rút ngắn, thể tích của bánh sẽ tăng khoảng từ 10 – 20%, ruột bánh mịn hơn và có nhiều lỗ nhỏ, tạo ra kết cấu dẻo mịn, không bị vón cục.
Để đạt hiệu quả tối ưu, các nhà sản xuất thường sử dụng Máy Trộn Bột tốc độ cao nhằm đảm bảo lực nhào mạnh và đồng đều. Mỗi mẻ trộn thường kéo dài từ 5 – 7 phút, vừa đủ để trộn đều bột và nguyên liệu thành hỗn hợp dẻo dính. Qua thời gian trộn liên tục, độ nhớt và độ dẻo của bột giảm dần, giúp tạo ra khối bột hoàn hảo cho bước tiếp theo trong quy trình sản xuất bánh mì.
Theo kinh nghiệm của FOENIX, để biết bột đã đạt yêu cầu sẽ có những đặc điểm sau:
- Khối bột không bị vón cục
- Bột có độ mềm dẻo nhưng không dính vào tay
- Bề mặt bột tơi và xốp
- Có kết cấu dẻo mịn, độ đàn hồi tốt
- Khối bột không nên quá khô hoặc quá ướt.
Dưới đây là hình minh hoạ khối bột đã đạt yêu cầu:
3. Chia bột
Công đoạn chia bột là một trong những khâu quan trọng trong quy trình sản xuất bánh mì. Khối bột sau khi nhào sẽ được cán mỏng và chia thành những phần nhỏ đều nhau, thông thường trọng lượng của một ổ bánh mì khoảng 70-85g.
Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao để đảm bảo từng ổ bánh có kích thước đồng đều, giúp bánh chín đều và đẹp mắt khi nướng. Và để tối ưu hóa quy trình sản xuất bánh mì, nhiều cơ sở đã lựa chọn đầu tư Máy Chia Bột chuyên dụng để hỗ trợ quá trình làm bánh, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất vượt trội.
4. Se bột
Sau khi chia bột, cấu trúc gluten của bột sẽ bị phá vỡ vì vậy cần thực hiện se bột để ổn định lại cấu trúc giúp bánh nở đều, đẹp và giữ được hình dạng theo yêu cầu. Cách se bột tốt nhất là cuộn tròn khối bột chặt tay từ trên xuống dưới và miết nhẹ để tạo hình. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người thợ làm bánh cần phải vê bột với lực vừa phải và đều tay.
Tại các hộ kinh doanh bánh mì vừa và lớn, Máy Se Bột thường được sử dụng để hỗ trợ người thợ làm bánh trong công đoạn này giúp bột được vê đều và đẹp mắt, đảm bảo chất lượng đồng đều cho từng ổ bánh.
5. Ủ bột
Ủ bột là giai đoạn quan trọng quyết định đến chất lượng của ổ bánh mì. Tuy nhiên, ủ bột truyền thống lại phụ thuộc vào điều kiện môi trường bên ngoài, dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm khiến bánh nở không đều.
Vì vậy, việc sử dụng Tủ Ủ Bột sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quy trình sản xuất bánh mì, rút ngắn đáng kể thời gian sản xuất, chỉ cần ủ từ 1-2 tiếng là đã có ngay những ổ bánh mì đạt chuẩn chất lượng mà không cần lo bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nhiệt độ và thời tiết.
- Phương pháp thực hiện: Để bột lên men đạt hiệu quả cao, bạn cần tạo ra một môi trường lý tưởng với nhiệt độ ổn định từ 35 – 40°C. Bên cạnh đó, độ ẩm cũng đóng vai trò quan trọng, cần duy trì trong khoảng 75 – 85%. Độ ẩm quá thấp có thể khiến vỏ bột bị khô, còn nếu quá cao, bột sẽ bị ướt và dính, ảnh hưởng đến cấu trúc bánh. Thời gian lên men thường dao động từ 20 – 120 phút, tùy thuộc vào lượng bột và công thức cụ thể.
6. Nướng bánh
Nướng bánh là công đoạn cuối cùng và quan trọng nhất trong quy trình sản xuất bánh mì, quyết định đến chất lượng bánh thành phẩm. Trong quá trình nướng, bạn cũng cần chú ý đến độ ẩm trong lò nướng. Nếu độ ẩm phù hợp thì tinh bột trên bề mặt bánh mì dễ dàng hồ hóa, tạo nên lớp vỏ bánh phẳng mịn, bóng đẹp. Ngoài ra, độ ẩm thích hợp còn giúp ruột bánh chín đều và rút ngắn thời gian nướng hơn.
Thông thường thời gian nướng bánh mì trong khoảng 15 – 17 phút với nhiệt độ khoảng từ 170 – 180 độ C, tùy thuộc vào từng loại bánh mà bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nướng cho phù hợp.
Một vài lưu ý khi sản xuất bánh mì công nghiệp
Đối với các cơ sở làm bánh quy mô lớn, quy trình sản xuất bánh mì đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến đầu tư máy móc:
- Số lượng bánh sản xuất hàng ngày lớn đồng nghĩa với việc nguyên liệu đầu vào cũng lớn nên yêu cầu về điều kiện bảo quản là hết sức quan trọng để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Nếu không được bảo quản đúng cách, các nguyên liệu như bột mì, bơ, sữa, men nở dễ bị hỏng, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bánh và hao tổn kinh phí cho các cơ sở sản xuất.
- Đồng thời, việc lựa chọn máy móc phù hợp cũng rất quan trọng. Các thiết bị sản xuất bánh mì cần có năng suất cao, độ bền tốt và đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu cho máy móc có thể cao, nhưng sẽ giúp giảm thiểu chi phí vận hành và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường về lâu về dài.
Tạm kết
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, các cơ sở sản xuất đã áp dụng các công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất bánh mì công nghiệp nhằm mang đến thị trường những ổ bánh mì chất lượng cao với số lượng lớn và ổn định.
Để hiểu rõ hơn về quy trình này, FOENIX xin giới thiệu đến bạn trọn bộ dây chuyền sản xuất bánh mì đầy đủ, chỉ cần từ 1 – 2 nhân công là có thể sản xuất ra hàng trăm đến hàng nghìn ổ bánh mì mỗi ngày.
Trọn bộ thiết bị hỗ trợ quy trình sản xuất bánh mì bao gồm các máy như: Máy Trộn Bột, Máy Chia Bột, Máy Se Bột, Tủ Ủ Bột và Lò Nướng Bánh Mì Xoay. Mỗi thiết bị trong bộ dây chuyền đều có công suất từ nhỏ đến lớn, phù hợp với từng nhu cầu sản xuất khác nhau. Chính vì vậy, bạn có thể cân nhắc đầu tư dựa trên nhu cầu sử dụng sao cho phù hợp với cơ sở của mình.
Qua những thông tin về quy trình sản xuất bánh mì chuyên nghiệp trên, FOENIX hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về các công đoạn quan trọng để tạo ra một ổ bánh mì chất lượng cao. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị trong bộ dây chuyền thì đừng ngần ngại liên hệ với FOENIX qua HOTLINE 0708.36.56.58 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhé!