Kinh nghiệm mở lò bánh mì 1 vốn 4 lời cho người mới bắt đầu

Bi quyet mo lo banh mi 1 von 4 loi

Bánh mì là món ăn “quốc dân” không thể thiếu trong đời sống người Việt. Chính vì vậy, nhu cầu tiêu thụ bánh mì luôn ở mức cao, mở ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các mô hình lò bánh mì. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bên cạnh nguồn vốn, mặt bằng, thì máy móc và trang thiết bị làm bánh cũng là một yếu tố quan trọng cần phải chú ý. 

Vậy làm thế nào để lựa chọn những thiết bị phù hợp để mở lò bánh mì, tối ưu chi phí nhưng  vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh doanh? Hãy cùng FOENIX tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Lợi nhuận khủng từ việc mở lò bánh mì

  • Bánh mì là loại bánh có chi phí đầu tư ban đầu tương đối thấp, không đòi hỏi quá nhiều chi phí bảo quản nguyên liệu, thuê nhân công. Khi mở lò bánh mì, bạn chỉ cần tốn chi phí đầu tư ban đầu vào các thiết bị chuyên dụng như máy trộn bột, lò nướng,… Về sau, chi phí duy trì hoạt động chủ yếu tập trung vào nguyên liệu làm bánh với mức giá khá “mềm”, phù hợp với túi tiền của nhiều người muốn khởi nghiệp.
  • Tiềm năng sinh lời từ kinh doanh một lò bánh mì là rất cao. Với khả năng sản xuất hàng ngàn ổ bánh mỗi ngày, các lò bánh mì có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường. Hiện nay, rất nhiều lò bánh mì vừa bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng, vừa cung cấp sỉ cho các xe bánh mì, hoặc bán lẻ cho người mua. Từ thực tế này cho thấy việc mở lò bánh mì là hình thức kinh doanh rất khả quan và mang lại lợi nhuận hấp dẫn.
  • Để hiểu rõ hơn về tiềm năng lợi nhuận từ mô hình kinh doanh lò bánh mì, chúng ta hãy cùng phân tích chi tiết về giá bán, chi phí sản xuất và lợi nhuận ước tính như sau. Hiện nay, giá bán mỗi ổ bánh mì mới ra lò thường dao động từ 3.000 đồng đến 4.000 đồng/ ổ. Nếu chi phí bán ra trung bình là 3.000 đồng/ ổ, chi phí sản xuất gồm 40kg bột mì và các nguyên liệu khác khoảng từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng/ ngày thì doanh thu thu về ước tính khoảng 3.000.000 đồng/ ngày khi bán hết sản phẩm. Tính sơ bộ, nếu bán hết số lượng bánh sản xuất mỗi ngày, bạn có thể bỏ túi từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng tiền lãi. Đây là một con số đáng mơ ước đối với một mô hình kinh doanh nhỏ lẻ như lò bánh mì. (Giá theo thời điểm viết bài)
Kinh nghiệm mở lò bánh mì 1 vốn 4 lời cho người mới bắt đầu
Kinh nghiệm mở lò bánh mì 1 vốn 4 lời cho người mới bắt đầu

Chiến lược kinh doanh lò bánh mì hiệu quả

Để mở lò bánh mì thành công, bạn cần có chiến lược kinh doanh bài bản và hiệu quả. Dưới đây là một vài yếu tố quan trọng cần lưu ý:

1. Nguồn nhân lực

Hiện nay, với sự hỗ trợ đắc lực từ các loại máy móc thiết bị hiện đại, việc vận hành một lò bánh mì trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Thậm chí, với cả mô hình lò bánh mì cơ bản lẫn chuyên nghiệp, bạn chỉ cần 2 người là có thể vận hành trơn tru. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh số lượng nhân công sao cho phù hợp với mức lương trung bình khoảng 7.000.000 VNĐ/người.

2. Máy móc hỗ trợ cho lò bánh mì

Thay vì phụ thuộc vào nguồn nhân lực lớn, một chiến lược đầu tư hiệu quả hơn là tập trung đầu tư vào các thiết bị làm bánh hiện đại và chất lượng. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí nhân sự mà còn đảm bảo chất lượng bánh đồng đều, ổn định và tăng năng suất sản xuất.

Kinh nghiệm mở lò bánh mì 1 vốn 4 lời cho người mới bắt đầu
Kinh nghiệm mở lò bánh mì 1 vốn 4 lời cho người mới bắt đầu

3. Nguồn vốn

Về nguồn vốn, để bắt đầu kinh doanh lò bánh mì, bạn cần chuẩn bị từ 100 triệu đến 500 triệu đồng. Nếu bạn đã có sẵn một mặt bằng thì có thể tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng, còn nếu không thì thuê mặt bằng tại TP.HCM dao động từ 15 đến 30 triệu đồng/tháng, ở các tỉnh lân cận khác thì mức giá thuê sẽ thấp hơn.

4. Lựa chọn thiết bị làm bánh phù hợp 

Việc lựa chọn thiết bị làm bánh phù hợp với từng hình thức kinh doanh là yếu tố quan trọng để đảm bảo tiết kiệm chi phí. Dưới đây là gợi ý lựa chọn thiết bị cho từng mô hình:

  • Đối với hình thức bán lẻ tại nhà: Máy Trộn Bột 8KG, Lò Nướng Xoay 6 – 8 Khay.
  • Đối với hình thức bán lẻ, bán buôn số lượng vừa: Máy Trộn Bột 8KG, Máy Chia Bột Cơ – Máy Chia Bột Điện, Máy Se Bột 1 Băng Tải – Máy Se Bột 2 Băng Tải, Tủ Ủ Bột Không Điện – Tủ Ủ Bột Điện, Lò Nướng Xoay 10 – 12 Khay.
  • Đối với hình thức kinh doanh cơ sở làm bánh chuyên nghiệp, số lượng lớn: Máy Trộn Bột 15KG, Máy Chia Bột Cơ – Máy Chia Bột Điện, Máy Se Bột 2 Băng Tải – Máy Se Bột 3 Băng Tải, Tủ Ủ Bột Không Điện – Tủ Ủ Bột Điện, Lò Nướng Xoay 16 – 32 Khay.

Hi vọng với những gợi ý trên, bạn có thể lựa chọn được những thiết bị phù hợp nhất cho mô hình kinh doanh lò bánh mì của mình, từ đó tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trọn bộ dây chuyền mở lò bánh mì giá tốt

Kinh nghiệm mở lò bánh mì 1 vốn 4 lời cho người mới bắt đầu
Kinh nghiệm mở lò bánh mì 1 vốn 4 lời cho người mới bắt đầu

Một dây chuyền sản xuất bánh mì hoàn chỉnh gồm các máy như: Máy Trộn Bột -> Máy Chia Bột -> Máy Se Bột -> Tủ Ủ Bột -> Lò Nướng Bánh Mì

  • Nếu bạn mới bắt đầu khởi nghiệp với nguồn vốn hạn chế, bạn có thể lựa chọn bộ dây chuyền cơ bản gồm: Máy Trộn Bột và Lò Nướng Bánh Mì. Đối với dây chuyền cơ bản chi phí đầu tư ban đầu khá thấp, giúp bạn nhanh chóng thu hồi vốn. Điện năng tiêu thụ cũng không lớn, tiết kiệm chi phí vận hành. Bánh mì sản xuất ra với số lượng vừa phải, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ nhanh chóng tại các cửa hàng nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nhược điểm của dây chuyền này là năng suất thấp, không phù hợp để bỏ mối.
  • Nếu bạn có nguồn vốn ổn định và mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư vào một dây chuyền sản xuất bánh mì hiện đại sẽ là một quyết định sáng suốt giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí nhân công đáng kể. Bộ dây chuyền sản xuất bánh mì chuyên nghiệp gồm: Máy Trộn Bột, Máy Chia Bột, Máy Se Bột, Tủ Ủ Bột và Lò Nướng Bánh Mì Xoay. Đối với dây chuyền chuyên nghiệp sở hữu đầy đủ các loại máy móc hiện đại, có thể tự động hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu nhân công và cho ra số lượng bánh lớn. Chi phí đầu tư ban đầu tuy cao hơn nhưng có thể thu hồi vốn nhanh chóng nhờ năng suất vượt trội. Tuy nhiên, nhược điểm của dây chuyền này là cần phải có nguồn điện 3 pha để vận hành ổn định và chi phí đầu tư ban đầu khá cao, có thể là một rào cản đối với những người mới bắt đầu kinh doanh.

Mỗi dây chuyền sản xuất từ cơ bản đến chuyên nghiệp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với từng quy mô và nhu cầu sản xuất khác nhau. Việc lựa chọn dây chuyền làm bánh mì phù hợp còn phụ thuộc vào quy mô sản xuất, khả năng tài chính và mục tiêu kinh doanh của bạn.

Kinh nghiệm mở lò bánh mì 1 vốn 4 lời cho người mới bắt đầu
Kinh nghiệm mở lò bánh mì 1 vốn 4 lời cho người mới bắt đầu

Vì sao nên mua thiết bị mở lò bánh mì tại FOENIX?

Kinh nghiệm mở lò bánh mì 1 vốn 4 lời cho người mới bắt đầu
Kinh nghiệm mở lò bánh mì 1 vốn 4 lời cho người mới bắt đầu

Khi chọn mua các sản phẩm trong bộ dây chuyền mở lò bánh mì tại FOENIX, Khách Hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng vì FOENIX luôn chú trọng gia công cơ khí chính xác, tỉ mỉ đến từng chi tiết để kiểm soát chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, nhờ là nhà xưởng sản xuất, gia công và phân phối sản phẩm trực tiếp đến thị trường nên các sản phẩm trong bộ dây chuyền làm bánh mì luôn có mức giá cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài ra, khi mua các thiết bị để mở lò bánh mì tại FOENIX, Quý Khách Hàng sẽ được cung cấp các chính sách ưu đãi và quyền lợi như:

  • Cam kết bảo hành máy lên đến 12 tháng, bảo trì trọn đời.
  • Có dịch vụ hướng dẫn làm bánh cho người mới bắt đầu
  • Bảo hành từ xa 24/7, chế độ hậu mãi tốt.
  • Miễn phí vận chuyển nội thành TPHCM.

Nếu Quý Khách có bất kỳ thắc mắc nào về các sản phẩm trong bộ dây chuyền làm bánh mì, vui lòng liên hệ trực tiếp qua HOTLINE 0708.36.56.58 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhé!

  • FOENIX ENGINEERING

Trả lời