Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả

Khoi nghiep banh mi tap3

Mở tiệm bánh mì không chỉ đơn giản là có công thức ngon, địa điểm kinh doanh phù hợp đâu nhé. Bí quyết thành công còn nằm ở việc đầu tư thông minh vào các thiết bị làm bánh nữa đấy.

Thay vì phụ thuộc vào nguồn nhân lực lớn, một chiến lược đầu tư hiệu quả hơn là tập trung đầu tư vào các thiết bị làm bánh hiện đại. Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí nhân sự đáng kể vừa đảm bảo chất lượng bánh sản xuất ra đồng đều, ổn định và tăng năng suất sản xuất. Trong Tập 03 của chuỗi serie hướng dẫn từ A-Z chi tiết toàn bộ quy trình mở tiệm bánh mì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách chọn mua thiết bị làm bánh mì hiệu quả nhất, vừa đảm bảo chất lượng mà vẫn tiết kiệm chi phí. 

Lựa chọn đơn vị cung cấp thiết bị làm bánh mì uy tín

FOENIX hiểu rằng việc chọn mua thiết bị làm bánh mì chất lượng, giá cả phải chăng không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, FOENIX đã tổng hợp lại một vài kinh nghiệm để giúp bạn tự tin hơn trong quyết định của mình:

  • Đầu tiên, hãy ưu tiên chọn những thương hiệu lớn, có tên tuổi trên thị trường và đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thiết bị làm bánh. Bởi vì những thương hiệu này đã có bề dày kinh nghiệm, lại luôn chú trọng đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại nên sản phẩm của họ thường có chất lượng cao, bền bỉ và được nhiều người tin dùng.
Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
  • Tiếp theo, bạn nên xem xét kỹ các thông số kỹ thuật, chất liệu, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Và để yên tâm hơn, hãy lựa chọn những nhà cung cấp luôn sẵn sàng mở cửa để bạn đến tận nơi trải nghiệm và kiểm tra sản phẩm thực tế, giúp bạn có cái nhìn trực quan và đánh giá chính xác nhất về chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của thiết bị trước khi quyết định mua hàng.
  • Giá cả cũng là một yếu tố quan trọng. Bạn nên so sánh giá giữa các nhà cung cấp khác nhau để tìm ra mức giá phù hợp nhất với túi tiền của mình. Tuy nhiên, đừng ham rẻ mà mua phải những sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng kém bởi “tiền nào của nấy”.
  • Đừng quên kiểm tra chính sách bảo hành, bảo trì của nhà cung cấp. Thời gian bảo hành càng dài thì càng tốt, đặc biệt là các chính sách đổi mới sản phẩm nếu lỗi đến từ nhà sản xuất. Điều này chứng tỏ nhà sản xuất tự tin vào chất lượng sản phẩm của mình, từ đó giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình sử dụng thiết bị.
Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả

Sau khi đã lựa chọn được nhà cung cấp uy tín, bước tiếp theo là đầu tư các thiết bị làm bánh cần thiết khi mở lò bánh mì.

Đầu tư các thiết bị làm bánh cần thiết khi mở lò bánh mì

Bí quyết để mở tiệm bánh mì thành công không chỉ nằm ở tay nghề của người thợ làm bánh mà còn ở sự phối hợp hài hòa giữa con người và thiết bị hiện đại. Đây là kinh nghiệm xương máu mà bất kỳ ai muốn kinh doanh bánh mì đều cần phải biết. 

Ngày nay, rất ít tiệm bánh mì sản xuất thủ công hoàn toàn, hầu hết đều sử dụng máy móc, dụng cụ hỗ trợ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy mà mỗi ổ bánh mì ra lò sẽ đều, tròn, đẹp mắt hơn, lại còn tiết kiệm được thời gian và công sức. Một lò bánh mì chuyên nghiệp cần có: 

1. Máy trộn bột

Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
  • Khi sản xuất bánh mì với số lượng lớn để kinh doanh, bạn nên đầu tư mua máy trộn bột để bột được trộn đều, nhanh tới, tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với nhào bột thủ công. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều máy trộn bột với đa dạng công suất và dung tích từ 8kg đến 15kg, bạn có thể dễ dàng lựa chọn một máy phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình.
  • Nếu cơ sở làm bánh của bạn sản xuất khoảng 500 bánh mỗi ngày thì đầu tư Máy Trộn Bột Bánh Mì 8KG 1 Phase FOENIX ECO là lựa chọn hợp lý để tối ưu quy trình làm bánh. Với các cơ sở lớn hơn, sản xuất từ 1000 đến 2000 bánh hoặc thậm chí cao hơn, bạn nên cân nhắc sử dụng Máy Trộn Bột Bánh Mì 15KG 3 Phase FOENIX ECO để đáp ứng nhu cầu sản xuất, vừa tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với nhào bột thủ công, vừa đảm bảo bột đạt đến độ mịn như mong muốn.

2. Máy chia bột 

Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
  • Đối với các cơ sở sản xuất bánh mì nhỏ, bạn có thể chia bột thủ công để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, với các hộ doanh nghiệp, hộ sản xuất cần số lượng bánh lớn lên đến hàng nghìn chiếc mỗi ngày thì việc chia bột bằng máy lại vô cùng cần thiết để giảm thời gian sản xuất, tối ưu hoá quy trình làm bánh.
  • Hiện nay, Máy Chia Bột Tự Động 36 phần FOENIX ECO đang được nhiều khách hàng ưa chuộng. Để sử dụng máy, người dùng chỉ cần đặt lượng bột vừa đủ vào khay, dàn đều bột và đặt khay vào đúng vị trí trong máy. Sau đó ấn nút khởi động, máy sẽ tự động chia bột thành 36 phần đều nhau. Quá trình này diễn ra rất nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7s là hoàn thành. Máy có thể chia bột thành các phần có trọng lượng từ 30 đến 100 gram, tuỳ vào từng loại bánh cần làm.
  • Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp muốn tiết kiệm chi phí thì nên đầu tư Máy Chia Bột Bánh Mì Cơ 36 Phần. Tuy mất một chút sức lực hơn Máy Chia Bột Tự Động 36 Phần nhưng bù lại bánh vẫn đều đẹp mà thời gian chia bột cũng rất nhanh.

3. Máy se bột 

Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả

4. Tủ ủ bột

Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
  • Sau khi hoàn tất việc se bột, để bột nở đều và đạt chất lượng tốt nhất, bước tiếp theo là đưa bột và tủ ủ. Trước đây, quá trình ủ bột bánh mì thường mất từ 1 đến 2 giờ, nhưng năng suất đạt được lại không cao và bột không nở đều. Chính vì vậy, việc sử dụng Tủ Ủ Bột sẽ giúp kích thích bột nở nhanh hơn, tiết kiệm đáng kể thời gian ủ.
  • Nếu cơ sở sản xuất của bạn nhỏ có thể đầu tư Tủ Ủ Bột 16 Khay, với những cơ sở lớn hơn có thể đầu tư Tủ Ủ Bột 32 Khay.

5. Lò nướng bánh mì 

Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
  • Muốn bánh mì nướng ra lúc nào cũng chín đều, thơm ngon đúng chuẩn từng loại thì việc đầu tư vào một chiếc lò nướng chất lượng là điều cần thiết. Hiện nay, trên thị trường có hai loại lò nướng bánh mì phổ biến: Lò Nướng Bánh Mì Đối Lưu và Lò Nướng Bánh Mì Xoay, mỗi loại đều có những ưu điểm nổi bật riêng.
  • Lò nướng đối lưu thường có chi phí thấp hơn so với lò xoay nên thường là sự lựa chọn phù hợp cho các cơ sở sản xuất mới đi vào hoạt động hoặc những cơ sở làm bánh mì có quy mô nhỏ.
  • Trong khi đó, nếu bạn có cơ sở sản xuất lớn hơn cần số lượng bánh nhiều nên lựa chọn Lò Nướng Xoay FOENIX ECO, với đa dạng công suất từ 6,8,10,12,16 và 32 khay, đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn, đảm bảo chất lượng bánh chín đồng đều 100%.

6. Tủ trưng bày

Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
  • Tủ trưng bày bánh mì không chỉ là nơi bảo quản mà còn là công cụ quảng bá sản phẩm hiệu quả. Nhờ khả năng kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, tủ trưng bày giúp bánh mì luôn tươi ngon, mềm và không bị khô. Đồng thời, lớp cửa kính trong suốt cho phép khách hàng dễ dàng quan sát và lựa chọn,  ngăn chặn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

7. Dụng cụ làm bánh 

Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả

Ngoài các thiết bị chính trên, bạn cũng cần trang bị đầy đủ các dụng cụ làm bánh cần thiết như:

  • Cân điện tử: Đảm bảo độ chính xác khi cân đo nguyên liệu.
  • Bát trộn, phới trộn, thìa đong: Dùng để trộn bột, nhào bột và đo lường nguyên liệu.
  • Dao rạch bánh mì: Tạo các đường rạch trên bề mặt bánh trước khi nướng.
  • Chổi quét dầu: Quét dầu hoặc trứng lên bề mặt bánh trước khi nướng.
  • Găng tay cách nhiệt: Đảm bảo an toàn khi lấy bánh ra khỏi lò nướng.

Tạm kết

Tùy vào mô hình và quy mô kinh doanh, mỗi tiệm bánh mì sẽ có sự đầu tư máy móc, dụng cụ khác nhau. Hy vọng với checklist các thiết bị làm bánh mì tham khảo mà FOENIX vừa chia sẻ sẽ giúp bạn định hình rõ hơn những gì cần có cho cơ sở của mình. 

Đừng quên đăng ký nhận tin từ daychuyenbanhmi.com để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất về ngành bánh mì nhé!