Mở tiệm bánh mì tưởng dễ mà lại không hề dễ, ngoài việc làm ra những chiếc bánh thơm ngon, hấp dẫn thì bạn còn cần phải quản lý mọi thứ chặt chẽ để tiệm bánh mì đông khách và mang lại lợi nhuận cao.
Nhưng quản lý đâu phải chuyện dễ, nhất là với những người mới bắt đầu kinh doanh. Nếu không cẩn thận, chỉ một vài sai sót nhỏ trong khâu quản lý cũng có thể khiến chất lượng bánh mì thất thường lúc ngon lúc dở, nguyên liệu thì hao hụt mà chi phí lại đội lên cao ngất ngưởng hay thậm chí chẳng mấy ai biết đến tiệm bánh của bạn. Vậy thì những vấn đề thường gặp khi vận hành tiệm bánh mì là gì, và làm sao để xử lý chúng đây? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này của FOENIX, cùng tìm hiểu nhé!
4 vấn đề thường gặp khi vận hành tiệm bánh mì và cách xử lý hiệu quả
1. Chất lượng bánh mì không ổn định
Một trong những vấn đề nan giải nhất mà các chủ tiệm bánh mì thường gặp phải là chất lượng bánh mì không ổn định. Bánh mì hôm nay có thể ngon, nhưng hôm sau lại nhạt nhẽo, vô vị. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân chẳng hạn như việc bạn thay đổi nhà cung cấp khiến nguyên liệu không đồng nhất, công thức làm bánh không được chuẩn hóa, hoặc tay nghề của thợ chưa đồng đều dẫn đến tình trạng mất khách hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tiệm bánh.
Để giải quyết vấn đề này, bạn cần tập trung vào việc kiểm soát chất lượng ngay từ khâu đầu tiên – nguyên liệu đầu vào. Các bạn nên chọn những nhà cung cấp uy tín, có thể cung cấp nguyên liệu đều đặn và chất lượng luôn ổn định. Tiếp theo, bạn cần chuẩn hóa công thức làm bánh bằng cách ghi chép chi tiết tỉ lệ các nguyên liệu, thời gian nhào bột, ủ bột và nhiệt độ nướng để đảm bảo mọi người đều làm theo một công thức chung, tránh tình trạng mỗi người làm mỗi kiểu.
2. Bỏ qua hiệu quả của Marketing
Trong thời đại công nghệ số, việc quảng bá thương hiệu trên các kênh trực tuyến là vô cùng quan trọng. Nhiều chủ tiệm bánh mì thường bỏ qua hoặc không chú trọng đầu tư đến Marketing vì thiếu kiến thức, kinh nghiệm hoặc không muốn tốn kém chi phí. Tuy nhiên, đây là một sai lầm lớn.
Nếu khách hàng không biết đến tiệm của bạn, không rõ chất lượng dịch vụ thì làm sao có thể tìm đến được. Vì vậy, bạn nên đầu tư thời gian và công sức để xây dựng một chiến lược Marketing bài bản và phù hợp với tiệm bánh của mình. Đồng thời tận dụng các trang mạng xã hội, các công cụ quảng cáo trực tuyến và các kênh truyền thông khác để đưa thương hiệu của bạn đến gần hơn với khách hàng tiềm năng.
3. Không phân bổ được nguồn tài chính phù hợp
Một vấn đề “đau đầu” khác là việc không phân bổ được nguồn tài chính một cách phù hợp. Nhiều khi bạn cứ nghĩ bánh mì dễ bán lắm, cứ mở ra là có khách, thế nhưng đời không như là mơ.
Có rất nhiều khoản chi phí mà bạn cần phải chi trả khi mở tiệm bánh mì như tiền thuê mặt bằng, tiền điện nước, tiền lương nhân viên, tiền nguyên vật liệu,… mà nếu không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng thì rất dễ dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách, khiến tiệm bánh mì khó mà tồn tại lâu dài. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều tiệm bánh mì phải “ngã ngựa” đau đớn chỉ sau vài tháng hoạt động vì không lường trước được những khó khăn về tài chính.
Do đó, để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, bạn cần có một kế hoạch tài chính chi tiết, dự trù kinh phí cho từng hạng mục và luôn có một khoản dự phòng để đối phó với những tình huống phát sinh bất ngờ xảy ra.
4. Quản lý, vận hành tiệm bánh mì chưa tốt
Cuối cùng, quản lý và điều hành tiệm bánh mì chưa tốt cũng là một vấn đề thường gặp. Nếu bạn thiếu kinh nghiệm quản lý, không xây dựng quy trình làm việc rõ ràng, không kiểm soát được chất lượng sản phẩm và dịch vụ,…thì tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách khi đến tiệm. Vì vậy để tiệm bánh mì luôn đông khách và thành công, cần có một người quản lý tận tâm, biết cách điều hành để mọi hoạt động trơn tru và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Kinh nghiệm thực tế của FOENIX
Với vai trò là đơn vị trực tiếp sản xuất và gia công các dòng máy thực phẩm phục vụ cho các tiệm bánh mì từ quy mô nhỏ đến lớn, FOENIX luôn thấu hiểu những khó khăn, thách thức mà các cơ sở sản xuất bánh mì thường gặp phải. Từ kinh nghiệm thực tế và sự am hiểu về ngành, FOENIX xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau:
- Đầu tiên là việc lựa chọn máy móc phù hợp, không phải cứ máy móc đắt tiền là tốt đâu. Quan trọng là bạn phải chọn máy phù hợp với quy mô sản xuất, loại bánh mì và ngân sách của mình nữa. Sau khi đã chọn được máy ưng ý thì phải biết cách vận hành và bảo dưỡng đúng cách. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ quy trình vận hành và bảo trì định kỳ để đảm bảo máy móc hoạt động ổn định và bền bỉ.
- Muốn bánh mì ngon mà tiết kiệm chi phí thì phải biết cách tối ưu quy trình sản xuất. Do đó bạn cũng cần tìm hiểu và áp dụng những phương pháp sản xuất hiện đại, dùng nguyên liệu chất lượng để nâng cao chất lượng bánh mì mà vẫn tiết kiệm được chi phí.
- Đồng thời bạn nên có kế hoạch đào tạo nhân viên về kỹ năng vận hành máy móc, quy trình sản xuất và vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn cho người tiêu dùng.
Như bạn đã thấy, có rất nhiều rủi ro khi mở tiệm bánh mì và không hề dễ để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên đây vẫn là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng và hấp dẫn. Thành công chưa bao giờ là một đích đến dễ dàng, nhưng bạn có thể tránh được những thất bại bằng cách nhận diện và phòng ngừa rủi ro như FOENIX đã đề cập. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn tự tin hơn trên con đường chinh phục ước mơ kinh doanh của mình.
Xem đầy đủ trọn bộ khởi nghiệp cùng bánh mì:
- Tập 1: Từ dòng chảy lịch sử đến ý tưởng kinh doanh bánh mì
- Tập 2: Chi tiết nguồn vốn ban đầu và kế hoạch kinh doanh bánh mì bất bại
- Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
- Tập 4: Bí quyết chọn nguyên liệu và công thức làm bánh mì ngon
- Tập 5: Chiến lược tiếp thị và quảng cáo tiệm bánh mì hiệu quả
- Tập 6: Kinh nghiệm quản lý và vận hành tiệm bánh mì cho người mới kinh doanh
- Tập 7: Mở rộng quy mô kinh doanh tiệm bánh mì
- Tập 8: 4 sai lầm khi vận hành tiệm bánh mì thường gặp và nên tránh