Nếu cơ sở sản xuất bánh mì của bạn đã hoạt động ổn định và thu hút được một lượng khách hàng quen thuộc, thì đây chính là thời điểm thích hợp để cân nhắc việc mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro và thách thức. Vậy làm thế nào để mở rộng quy mô kinh doanh tiệm bánh mì một cách hiệu quả? Câu trả lời sẽ được FOENIX giải đáp trong bài viết này, cùng tìm hiểu nhé!
Mở rộng thực đơn tiệm bánh mì để tăng doanh thu
Bánh mì Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng với sự đa dạng và sáng tạo, vì vậy bạn đừng ngại khi thử phát triển những dòng sản phẩm mới, độc đáo để thu hút thêm nhiều phân khúc khách hàng như:
- Bánh mì dinh dưỡng: Xu hướng sống khỏe đang ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm, vì vậy đây chính là cơ hội để bạn tập trung vào dòng sản phẩm giàu dinh dưỡng, sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt, bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm thu hút những người tiêu dùng quan tâm về sức khỏe, ăn kiêng, vận động viên, hay các bậc phụ huynh muốn lựa chọn bữa ăn nhẹ lành mạnh cho con em mình.
- Bánh mì cao cấp: Bên cạnh nhu cầu về dinh dưỡng, thị trường cũng đang chứng kiến sự gia tăng của phân khúc khách hàng có thu nhập cao, sẵn sàng chi trả để có được những trải nghiệm ẩm thực độc lạ. Những chiếc bánh mì cao cấp được làm từ nguyên liệu nhập khẩu thượng hạng với quy trình chế biến công phu sẽ là lựa chọn hoàn hảo để chinh phục những khách hàng khó tính này.
- Bánh mì ăn liền: Trong cuộc sống hiện đại bận rộn, nhu cầu về những sản phẩm tiện lợi, dễ sử dụng ngày càng tăng cao. Vì vậy, với ưu điểm dễ bảo quản, thời gian sử dụng lâu và đa dạng hương vị, bánh mì ăn liền sẽ là giải pháp hữu ích cho những người bận rộn, thường xuyên di chuyển hoặc đơn giản là muốn có một bữa ăn nhanh gọn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Đây là một thị trường tiềm năng với lượng khách hàng đông đảo, hứa hẹn mang lại cho cơ sở của bạn nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Một ví dụ điển hình về việc mở rộng thực đơn bánh mì thành công trong lĩnh vực sản xuất chính là Bánh Mì Kinh Đô Việt Nam. Khởi đầu với các sản phẩm bánh mì tươi truyền thống, Kinh Đô đã không ngừng nghiên cứu và phát triển, từ đó cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm đa dạng như bánh mì Sandwich tiện lợi, bánh mì Burger, bánh mì ngọt và cả bánh mì dinh dưỡng dành cho người quan tâm đến sức khỏe.
Sự đa dạng hóa về thực đơn này đã giúp Kinh Đô mở rộng thị trường, tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, làm tăng doanh thu đáng kể và củng cố vị thế thương hiệu hàng đầu trong ngành sản xuất bánh mì tại Việt Nam.
Mở rộng quy mô kinh doanh tiệm bánh mì
Khi bạn đã có một thương hiệu bánh mì uy tín thì việc mở rộng quy mô và tiếp cận nhiều khách hàng hơn là bước đi chiến lược tiếp theo giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, tăng doanh thu và mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Bạn có thể tham khảo hai chiến lược sau:
- Mở thêm chi nhánh: Đây là cách trực tiếp nhất để mở rộng quy mô và phủ sóng thương hiệu. Bạn có thể mở thêm các tiệm bánh mì tại những khu vực đông dân cư, gần trường học, công sở hoặc các trung tâm thương mại. Càng nhiều tiệm thì càng giúp bạn tiếp cận những nhóm khách hàng mới, tăng độ nhận diện thương hiệu và tận dụng tối đa tiềm năng thị trường. Tuy nhiên, mở thêm chi nhánh cũng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn và khả năng quản lý nhiều cửa hàng cùng lúc đấy nhé.
- Phát triển mô hình nhượng quyền: Nếu bạn chưa muốn đầu tư quá nhiều vốn mà vẫn muốn mở rộng nhanh chóng thì nhượng quyền thương hiệu là một lựa chọn không thể bỏ qua. Về cơ bản, bạn sẽ cho người khác “mượn” thương hiệu bánh mì của mình để họ mở tiệm. Bạn sẽ hướng dẫn họ cách làm bánh, cách phục vụ khách hàng sao cho giống y hệt tiệm của bạn. Đổi lại, họ sẽ trả cho bạn một khoản phí. Cách này hay ở chỗ bạn không cần bỏ vốn ra mà vẫn có thêm nhiều tiệm bánh mang thương hiệu của mình. Tuy nhiên, nhượng quyền cũng có cái khó là bạn cần phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng bánh mì ở tất cả các tiệm đều ngon như nhau và dịch vụ đồng nhất trên toàn bộ hệ thống.
Chọn mở thêm chi nhánh hay nhượng quyền thương hiệu là một câu hỏi lớn, không có câu trả lời chung cho tất cả mọi người vì nó còn phụ thuộc vào túi tiền của bạn thế nào, khả năng quản lý ra sao, mục tiêu kinh doanh là gì và thị trường bánh mì đang diễn biến như thế nào. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị kỹ càng, lên kế hoạch chi tiết và phải thật nhanh nhạy để thích ứng với những thay đổi bất ngờ của thị trường.
Xây dựng cộng đồng khách hàng thân thiết
Để thu hút các khách hàng trở thành đối tác thân thiết và lâu dài cho tiệm bánh mì, bạn có thể xây dựng một chương trình với những ưu đãi hấp dẫn ví dụ như chiết khấu 5% khi mua nguyên liệu số lượng lớn, tích điểm đổi quà tặng dụng cụ làm bánh hoặc voucher mua hàng, tổ chức ngày hội tri ân với các hoạt động workshop, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm làm bánh.
Hãy hiểu khách hàng muốn và cần gì, đưa ra các chương trình phù hợp, chắc chắn thương hiệu của bạn sẽ được khách hàng gắn bó lâu dài.
Xem đầy đủ trọn bộ khởi nghiệp cùng bánh mì:
- Tập 1: Từ dòng chảy lịch sử đến ý tưởng kinh doanh bánh mì
- Tập 2: Chi tiết nguồn vốn ban đầu và kế hoạch kinh doanh bánh mì bất bại
- Tập 3: Hướng dẫn chọn thiết bị làm bánh mì chất lượng, tiết kiệm & hiệu quả
- Tập 4: Bí quyết chọn nguyên liệu và công thức làm bánh mì ngon
- Tập 5: Chiến lược tiếp thị và quảng cáo tiệm bánh mì hiệu quả
- Tập 6: Kinh nghiệm quản lý và vận hành tiệm bánh mì cho người mới kinh doanh
- Tập 7: Mở rộng quy mô kinh doanh tiệm bánh mì
- Tập 8: 4 sai lầm khi vận hành tiệm bánh mì thường gặp và nên tránh